Sổ hồng có thời hạn bao nhiêu năm? Có hiệu lực vĩnh viễn không luôn là một trong số những thắc mắc lớn của người dân. Cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
1. Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, chung cư tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Trên thực tế, thuật ngữ “sổ hồng” không hề được pháp luật đất đai quy định. Giống như sổ đỏ, sổ hồng chỉ là cách người dân gọi dựa theo màu sắc để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất.
2. Sổ hồng có thời hạn bao lâu?
Trường hợp sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất (không có tài sản trên đất):
Căn cứ theo quy định tại Điều 125, Điều 126 Luật Đất đai 2013 thì sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất sẽ có thời hạn là ổn định lâu dài (ví dụ như đất ở của hộ gia đình cá nhân, đất tín ngưỡng,…), hoặc thời hạn sử dụng là 50 năm hoặc 70 năm (ví dụ đất nông nghiệp được Nhà nước giao/cho thuê, đất thương mại dịch vụ được Nhà nước giao/cho thuê,…). Theo đó, cũng có thể hiểu giá trị của sổ hồng là ổn định, lâu dài (vĩnh viễn) hoặc 50 năm hoặc 70 năm;
Trường hợp sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất đồng thời là người sở hữu tài sản trên đất:
Đối với đất thì thời hạn sử dụng như chúng tôi đã trình bày ở trên. Còn đối với tài sản gắn liền với đất là căn hộ chung cư thì tùy thuộc cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư (Điều 99 Luật Nhà ở 2014) mà thời hạn sử dụng nhà ở là căn hộ chung cư có thể khác nhau là 20 năm, 30 năm hoặc 50 năm…; hoặc đối với nhà ở riêng lẻ thì có thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở (khoản 3 Điều 46 Luật Nhà ở 2014);
Trường hợp sổ hồng được cấp cho chủ sở hữu công trình xây dựng khác không phải là nhà ở (ví dụ công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị,…) thì căn cứ quy định tại:
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2012/BXD tại mục 2.2.1.8 độ bền vững/tuổi thọ/thời hạn tồn tại của công trình xây dựng tùy thuộc từng bậc (gồm 04 bậc I, II, III, IV) mà có sự khác nhau, trong đó, bậc I là các công trình có niên hạn sử dụng trên 100 năm, giảm dần ở các bậc II (niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm), III (niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm), IV (niên hạn sử dụng dưới 20 năm);
- Tuổi thọ của công trình (tuổi thọ thiết kế là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng, áp dụng theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan hoặc tuổi thọ thực tế là thời gian được sử dụng thực tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng của công trình) theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP là do chủ đầu tư quyết định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu.
3. Có loại sổ hồng vĩnh viễn không?
Sổ hồng chỉ được cấp trong một khoảng thời gian dài nhưng có thời hạn sử dụng và không có sổ hồng vĩnh viễn. Tuy nhiên, khi hết thời hạn sử dụng đất được ghi trên sổ hồng, tùy theo từng trường hợp thửa đất sẽ vẫn được sử dụng hoặc nhà nước sẽ gia hạn thêm nếu hết giá trị thời gian sử dụng.
Đối với các căn hộ chung cư, khi chất lượng đất chung cư xuống cấp, không đảm bảo, hoặc hết hạn chung cư thì chung cư đó sẽ bị tháo dỡ. Và các hộ dân ở chung cư sẽ được bố trí di dời sang một khu tái định cư khác, hoặc định cư tại chỗ nếu thuộc diện xây dựng chung cư trên chính mảnh đất đó.
Hy vọng bài viết được chia sẻ trên đây hữu ích đến bạn đọc. Mọi thông tin thắc mắc liên quan đến bất động sản, vui lòng liên hệ Daraland theo địa chỉ dưới đây.
Nguồn: Batdongsanantoan
Thông tin liên hệ Daraland:
- Số điện thoại: 0877 629 629
- Email: daraland1881@gmail.com
- Địa chỉ: 52 Đường DD5, KDC An Sương, Phường Tân Hưng Thuận, Q.12, HCM